Chương 22
Một năm sau,
“Chị
lấy làm tiếc vì điều này”, Tố Uyên di chuyển con chuột trên màn hình vi tính và
lướt qua một lá đơn xin việc, “Dù mới chỉ là một năm hợp tác”.
“Em
cũng thế. Một năm được làm việc với chị là khoảng thời gian quý báu để em học
hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Trong buối giới thiệu sản phẩm của công ty vào
tháng tới ở Huế, nhất định em sẽ tham gia.”
Tố
Uyên hào hứng, “Hôm đó, một nửa chương trình là để giới thiệu bộ sưu tập của
em. Sự xuất hiện của em sẽ giúp chương trình thành công hơn rất nhiều. Dù em có
chọn lựa con đường khác đi chăng nữa, chị vẫn hi vọng em ghé thăm công ty khi
có dịp trở ra đây”.
“Em
cũng sẽ cố gắng để buổi khai trương phòng thêu tranh sẽ cùng lịch trong tuần
chị ra Huế. Em lấy làm hạnh phúc vì điều này.”
Sau
lời chúc ngủ ngon với Tố Uyên, cô ngồi thẳng lưng dựa vào một chồng gối, chiếc
chăn vắt ngang bụng. Cô đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ một cách lơ đãng.
Hà
Nội đang vào cuối thu. Và cô đã trốn chạy được tròn một năm ròng. Một mùa đông
lạnh lẽo mà cô chưa từng biết đến. Một mùa xuân ấm áp và cơn mưa phùn lất phất
mà cô nghĩ mình chỉ được biết qua thơ ca. Một mùa hạ nóng bỏng với những đêm
đạp xe loanh quanh bờ hồ hóng mát. Rồi một mùa thu cô mới trải qua với những
nét rất riêng của Hà Nội.
Cách
đây một tuần, cô nhận được cuộc điện thoại từ Huế, quỹ từ thiện mà bà Hoa quyên
góp suốt nhiều năm mà cô không hề hay biết đã xây xong một trạm xá và trường
học. Họ tha thiết mong sự có mặt của cô trong ngày khai trương và cùng điểm lại
sự đổi mới của quê hương sau khi nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm trên
mọi miền đất nước.
Cô
bất ngờ đến độ chẳng nói được câu nào ngoài tiếng cảm ơn và hứa sẽ tham dự buổi
lễ đó.
Theo
như những thông tin tìm hiểu mà Thanh đã giúp đỡ, cô còn có một bà ngoại vẫn
đang sống. Cô cười chua sót với số phận, hóa
ra cuộc đời vẫn còn có những người thân chung máu mủ.
Từ
lý do đó, cô nảy ra ý định sẽ về Huế sinh sống và mở một phòng bán những bức
tranh cô tự thêu. Ở Huế, cô còn có bà ngoại. Ở Hà Nội này, ban ngày làm bạn với
đồng nghiệp ở công ty, khi đêm về, cô lại co ro trong góc phòng trọ. Cô lạnh
lùng như trước kia, như ngày anh chưa từng đến, chưa có những yêu thương, chưa
có cả cay đắng mà cuộc đời ưu ái muốn cô nếm thử một lần... và dư âm thì dai dẳng mãi.
Cô
ngu ngốc. Ngu ngốc vì yêu anh lần đầu tiên. Ngay cả sự ra đi im lặng của mình,
cô vẫn cố mang theo cho được chiếc nhẫn cầu hôn anh định trao đến được cất
trong hộc tủ. Ngay cả bức tranh thêu với màu đỏ làm chủ đạo, cô cũng gồng mình
lên để hoàn thành cho bằng được vào những đêm tối, cô gọi nó là “Giấc mơ tình
yêu”. Và từng ngày về, những ngón tay ngớ ngẩn vẫn cứ vân vê hình chàng trai ấy
cùng giá như, giá như, giá như...
Mỗi
ngày ngồi trước màn hình máy tính, cô chỉ mong nickname của anh sáng đèn dù vẫn
lúng túng chẳng biết phải bắt đầu câu chuyện từ đâu. Nhưng biểu tượng mặt người
ấy cũng tối đen giống như sự lẩn trốn của cô vậy.
Cô
hiểu anh, sự tàn phá của hiện thực cũng đã phá hủy anh. Cô và anh đã rời xa nhau, nhưng họ đều biết, không bao giờ họ thoát
khỏi tình yêu nồng cháy đó.
{ { {
Trong
gương, anh thấy mình già đi. Tóc anh cháy xém vì nắng và gió biển. Đôi mắt anh
trũng sâu như giếng cạn, chứa đầy vẻ u uất và lạnh lẽo. Đôi môi anh thỉnh
thoảng bặm lại và những ngón tay ấn mạnh vào hai bên thái dương. Anh căng
thẳng. Anh mệt nhoài.
Anh
rời khỏi nhà vệ sinh trên khoang tàu ăn và trở lại chỗ ngồi. Anh nở một nụ cười
mệt mỏi với Nhã Khanh.
“Này,
anh vui lên đi chứ. Bộ gặp lại em sau cả nhiều năm rồi mà vẫn nhăn nhó thế à?
Còn em thì bất ngờ lắm luôn vì gặp anh ở Huế. Anh đi du lịch hay làm việc thế?”
“Sao
cơ?”, anh hỏi lại, “Anh đau đầu quá. Chúng ta chuyển bàn ăn xuống khoang cuối
nhé. Ở trên này, nhạc lớn quá.”
“Thế
cũng được. Mà anh già khọm đi nhiều kể từ khi xa chị gái em thì phải”, cô cười
tủm tỉm, “Mà việc anh chuyển nghề quả là một mạo hiểm đấy nhé”, Nhã Khanh vẫn
quen giọng cằn nhằn.
Anh
không để ý nhiều lắm đến những gì cô nói. Từ khi xa Kim Uyên, anh đâu còn niềm
vui nào khác ngoài lao đầu vào công việc. Có những khi anh tưởng mình đã kiệt
sức và chẳng thể ngồi dậy sau nhiều đêm thức trắng dưới cảng đóng tàu. Nhưng
rốt cuộc, anh vẫn sống vật vờ và làm việc hết sức. Anh hút thuốc lá nhiều hơn,
nhậu nhẹt cùng đám anh em dưới xưởng cũng nhiều hơn. Anh luôn trong tình trạng
căng thẳng đến muốn chết, căng thẳng đẩy xuyên suốt từ đầu ngón chân cho đến
dây thần kinh ở đỉnh đầu. Ngoài mối bận tâm chủ yếu về công việc, thì đầu anh
hoàn toàn trống rỗng và không có một câu trả lời nào về những sự việc như hư hư
thực thực đã xảy ra liên tiếp.
Việc
gặp lại Nhã Khanh ở Huế là điều anh không ngờ đến. Anh trở ra Huế hoàn toàn là
do công việc. Và khoảng thời gian anh ở lại đây cũng tương đối nhiều. Không sao cả, anh thường tự nhắc nhở
mình như thế. Anh muốn đi nhiều nơi, muốn làm nhiều việc... , chỉ để giảm sự
đau đớn trong lòng.
“Anh
rất vui vì gặp lại em, Nhã Khanh ạ”, anh cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi ở khoang
cuối con tàu, anh thở phào, “Cả bữa tối này nữa”, anh nhấn mạnh, “Từ ngày anh
làm dưới cảng, ăn uống qua loa lắm, nhưng mà sống với anh em dưới đó thật thà,
rất vui”.
Nhã
Khanh trề môi, “Anh bắt đầu khách sáo với em từ khi nào thế?”
“Làm
gì có”, anh xua tay và cười xòa với cô. Nhưng thi thoảng, anh vẫn len lén nhìn
về phía đứa bé đang ngủ trong nôi. Nó
thật đáng yêu, anh thầm nghĩ.
“Từ khi anh chia tay với chị Tố Uyên nhà em,
nói thật, em cũng không đủ tự tin để gặp và nói chuyện với anh... dù rất muốn.”
“Thì
em cứ coi anh như bạn cũ của Tố Uyên, có sao đâu nào.” Anh nói lại chuyến cũ và
cảm thấy lòng thật nhẹ nhõm, “Họ sống tốt chứ?”
“Ôi
trời, tính khí chị Tố Uyên như thế nào thì anh cũng biết rồi đấy, biết thế nào
là tốt và tốt hơn”, Nhã Khanh cười trừ, “Mà chị ấy cũng sắp vào Huế để tham gia
buổi giới thiệu bộ sưu tập thời trang đông – xuân năm nay. Em đảm nhiệm công
tác truyền thông lần này nên vào sớm mà. Anh đến nhé. Em sẽ gửi vé mời cho anh”.
Anh
do dự và chần chừ. Việc đối mặt với Tố Uyên không có gì làm anh ái ngại, anh
chỉ không muốn cô ấy khó xử mà thôi.
Nhã Khanh tiếp tục, “Thôi mà. Anh ngại chị ấy
hả?”
“Không
ngại. Được rồi. Anh sẽ xếp thời gian để tới chung vui.”
Nhã
Khanh cười hết cỡ. Cô nhoài người lên trước và nắm lấy tay anh, “Anh vẫn là
người đàn ông tuyệt vời và hoàn hảo trong mắt chị em phụ nữ chúng em”.
Anh
bật cười, “Anh già như khọm rồi, đâu còn là gã phong lưu của thời đi học”.
“Không
đúng”, Nhã Khanh phản đối, “Đã là gừng, thì theo thời gian, gừng càng cay”.
Cả
anh và cô cùng cười phá lên.
Cùng
lúc, đứa bé trong nôi tỉnh giấc và khóc oe oe. Nhã Khanh bỏ tay mình ra khỏi
cái nắm tay với anh và vội bồng đứa nhỏ lên, “Hana của mẹ tỉnh rồi hề. Hana
ngoan nào. Hana không được khóc nghen.”
Anh
chợt đau nhói nơi vùng ngực mà vẫn phải vờ như không, “Nhã Khanh, em đưa anh ẵm
bé con cho. Em pha sữa đi”.
Nhã
Khanh cũng vui vẻ đưa bé Hana cho anh ngay sau đó, “Hana ngoan. Hana không được
quậy bác Tuấn ha. Hana ngoan. Hana chờ mẹ pha sữa nào... ”
Cô
bận bịu với hộp sữa bột và hòa với nước sôi. Cô liên tục nở những nụ cười rạng
rỡ khi nhìn về đứa bé đang nằm ngoan ngoãn trong vòng tay anh. Thi thoảng, cô
lại dùng ngón tay của mình chìa về phía bé Hana tỏ vẻ cưng nựng.
Anh
lặng im. Chỉ trái tim anh là nhức nhối.
{ { {
Tô
Kim Uyên xinh đẹp và thoải mái hơn sau hai ngày tới Huế. Cô trở lên quyến rũ
hơn dưới những bộ bóng đèn cầu kì của Nhật được trang trí trên con thuyền chỉ
để dùng cho khách du lịch ăn tối và lướt dạo dọc theo bờ biển. Cô kéo lớp kính
chắn chệch sang một bên. Cô hít hà hơi gió biển. Lành lạnh. Mằn mặn. Và cả lạ
lẫm.
“Không
được”, Thanh giơ cao tay định kéo lớp kính chắn lại, “Em mới tới Huế. Chưa quen
thời tiết đâu. Như thế sẽ bệnh đấy”.
“Em
không sao”, cô cười khẽ, “Thời tiết ở đây khá dễ chịu, em rất thích”.
“Em
vẫn ngang bướng”, Thanh cạu mày lại với cô và lật giở những trang menu với
nhiều món ăn hấp dẫn.
Cô
mơ hồ nhìn về phía Tây, khoảng trời ảm đạm màu tro xám trong chiều đông. Những
con chim nhạn lướt trên mặt nước biển chao nghiêng. Cả những lọn sóng gợn lăn
tăn bình yên đến lạ.
Cuộc
sống nơi đây khác nhiều so với sự tù túng của Thủ đô dù đã có những con hồ rộng
khắp gắn liền với truyền thuyết đã đi sâu vào lịch sử. Chúng khác cả với nơi cô
từng lớn lên, xung quanh chỉ nắng gió, cồn cát đỏ và mồ hôi chảy mướt. Cô thầm
nghĩ, nơi đây sẽ không còn khắc nghiệt.
“Nhìn
kìa. Anh đã nói rồi mà”, Thanh hét lên và kéo cánh tay Kim Uyên, “Ngồi ở khoang
đầu của con tàu mới thích thú. Khoang cuối như thế này chỉ phù hợp với những
ông bố, bà mẹ như họ mà thôi”.
Kim
Uyên rời mắt khỏi cánh chim nhạn và nhìn theo hướng chỉ tay của Thanh.
Một
con tàu khác đang lững thững trôi đi gần đối diện với con tàu cô ngồi. Những
khoang đầu náo nhiệt và nhiều người qua lại. Đèn điện thắp sáng trưng và có
những cô gái khoác lên mình bộ váy màu lòe đang trình diễn vũ điệu Hawaii. Ở
khoang cuối, chỉ có một bàn duy nhất có khách ngồi ăn tối. Cô chăm chú nhìn và
cảm thấy không khí ngột ngạt. Cô nhìn người đó và người đó cũng đang nhìn cô,
đau đáu.
Anh.
Anh
khác nhiều.
Tóc
anh dài hơn và ánh sáng từ sông dội lên khiến cô cảm giác như nó có màu bàng
bạc. Những sợi râu lún phún của anh từng khiến cô thích thú giờ cũng được nuôi
dài ra. Anh bỏ quên sự tồn tại của mình. Anh không chăm sóc mình... Hay là vì những chăm sóc và tình yêu thương
anh đã dồn cả cho người phụ nữ mặc váy màu xanh lơ cùng đứa bé đang ôm trước
ngực?
Cho
đến khi vị trí ngồi trên hai con tàu chạy song song nhau. Mắt họ gặp nhau. Anh
đã không còn chịu đựng nổi sự ngạt thở trong ngực mình nữa. Anh đứng bật dậy.
Anh đưa bé Hana cho Nhã Khanh. Anh vẫn nhìn cô chằm chằm như thể, đêm nay, cô
phải thuộc về anh.
Nhưng
đôi chân anh dừng khựng lại. Anh cố gắng nghĩ rằng, mắt cô đã rời khỏi anh.
Nhưng không đúng, cô nhìn anh, chết lặng.
Bàn
tay người đàn ông ngồi cạnh đã chạm vào má cô và lầm bẩm một vài điều gì đó.
Đôi môi anh ta cuốn lấy đôi môi cô trong khi mặt cô nhợt nhạt và vẫn chăm chăm
nhìn về phía anh.
Đó là sự thật. Giữa
cô và anh là anh em. Còn người kia mới là người tình của cô.
Anh đưa tay lên vuốt sự mệt mỏi ra khỏi khuôn mặt mình. Nhưng anh vẫn không thể
không nhìn cô.
Đó là sự thật. Anh đã
có gia đình, và đó là mong mỏi của anh. Cô hôn lại Thanh, cô
cố nhắm chặt mắt lại mà không sao ngăn nổi sự gào thét của trái tim đang muốn
phá tung bức tường cấm cản.
Cả
anh và cô, hai người họ không bao giờ quên được quá khứ, ngay cả việc biến nó
thành một vết mờ trong lịch sử của cuộc đời cũng không thể.
“Tất
nhiên, anh phải ở lại đây để giúp em sửa chữa cửa hàng nữa chứ”, cô đờ đẫn nói
và đưa tay lướt nhẹ trên đôi môi...
không có một cảm giác gì...
{ { {
0 Nhận xét