Tám
giờ sáng ngày hôm sau, Du vẫn lười biếng không muốn trở dậy khỏi giường. Lưng
Du vẫn mỏi nhừ, bụng Du đau âm ỉ nữa. Du lẩm bẩm lời cảm ơn Chúa vì hôm nay lại
rơi vào ngày cuối tuần, thay vì phải mang bộ mặt nhăn nhó đến lớp học. Kéo chăn
qua đầu, Du vùi mình vào hơi ấm của đệm, của chăn màn và chôn luôn cơn đau cùng
sự hoang mang lo lắng vào trong bóng tối. Du ước, mình có thể ngủ thật lâu, rất
lâu.
Nhưng
có ai đó đang gõ cửa phòng Du. Những âm thanh ‘cốc cốc’ nghe đều đều, nhưng
liên tục.
Du
nhăn nhó nghĩ rằng người đó là dì Hạnh, “Phòng con sạch sẽ rồi! Dì không phải
dọn dẹp đâu ạ.”
Không
có tiếng trả lời. Du hất chăn ra khỏi đầu, cho rằng giọng nói của mình không đủ
lớn. Cô hét lên, “Phòng con sạch sẽ lắm rồi! Dì không phải dọn dẹp đâu.”
“Không!
Là bố đây! Bố có chuyện cần nói với con.”
Là
bố Hà?
Du
bật người dậy. Cảm giác cơn đau nhói chạy dọc sống lưng. ‘Chuyện gì nhỉ?’ Du
lẩm bẩm nghĩ ngợi. ‘Hay là về việc của
dì Hạnh ư?’
Ra
khỏi giường, Du chạy như bay về phía cánh cửa mà quên mất cơn đau đang âm ỉ
trong cơ thể mình. Lép người sau cánh cửa gỗ, giọng Du dè chừng, “Chào bố!”
Ông
Hà gật đầu, “Nắng cuối đông lên rồi, ấm lắm! Bố con mình xuống đồi hái nấm
nhé!”
Đó
chẳng phải là những lời trách cứ và phàn nàn từ Du? Lẽ nào cuộc sống chỉ có hai
bố con trong căn nhà này sắp được quay trở lại.
Du
vui sướng, “Tất nhiên rồi ạ. Bố xuống dưới nhà trước đi. Con thay quần áo rồi
sẽ xuống ngay. Nhất định chúng ta phải hái nhiều nấm, thật nhiều.”
Những
năm trước đây, hái nấm gần như là hoạt động thường xuyên vào những ngày Du và
ông Hà cùng được nghỉ - thậm chí đây còn được coi là hình thức đi dã ngoại của
hai bố con mặc cho nấm chỉ có nhiều vào tháng tư đến tháng bẩy. Vì thế vào năm
nay, khi trong nhà có sự kiện mới và mùa đông cũng sắp lui dần khi tháng một
trong năm đã trôi đi gần quá nửa, Du thầm trách, hái nấm chỉ còn là chuyện xưa
cũ, rất xưa.
Cẩm
Phả với địa hình chủ yếu là đồi núi. Bố con Du đi lối tắt qua đường ray chuyển
than về nhà máy Tuyển than Cửa ông, hướng theo phía Bắc giáp với huyện Ba Chẽ.
Dưới những chân đồi lớn, người dân ở đây đang trồng thêm ngô, khoai, sắn…, cho
vụ đông xuân. Những đứa trẻ nghịch ngợm đất cát bất chấp gió rét cùng nhau hò
hét inh ỏi như thể mùa đông già cỗi này đã tàn lụi.
Du
cảm nhận, sự sống đang thực sự dược hồi
sinh.
Đi
sâu vào các khe hở của dãy đồi san sát nhau, Du chăm chỉ bới tìm nấm mọc dưới
những gốc cây mục hoặc loại nấm thông mọc thành từng cụm ẩn mình dưới tán cây
dương xỉ. Mỗi lần tìm được nấm, Du lại cười hớn hở và khoe khoang với ông Hà.
Ông cũng cười lại với Du – những nụ cười – những niềm vui tưởng chừng như đã bị
quên lãng suốt hai mùa đi qua.
“Nếu
mẹ Du cũng đi tìm nấm chung với hai bố con mình như thế này, hẳn là rất vui.”
Du thở dài trong lúc ngồi nghỉ trên một gốc cây lớn. Rõ ràng, Du đã cố tình nói
lớn tiếng để ông Hà nghe được.
“Ừ!”
Ông Hà đáp lại sự kì vọng của con gái.
Du
hỏi nhanh, “Nếu bố có một điều ước, bố sẽ ước điều gì?”
Ông
đắn đo trong ít giây, “Con sẽ mãi ở đây, mãi mãi ở bên cạnh bố.”
“Ô!”
Du kêu lên, “Thế thì điều ước của bố mãi sẽ không thành rồi. Lớn lên, con sẽ đi
đó đây cùng với chiếc máy ảnh cơ. Con sẽ không ở đây mãi đâu.”
“Cái
con bé này!” Ông Hà cười, những vệt nhăn xếp thành hàng dưới khóe mắt, “Bố nói
đùa thôi. Con lớn lên rồi đi lấy chồng. Làm sao, bố có thể yêu cầu cái điều ước
ích kỉ kia được.”
Du
nhăn nhăn mặt. Cô đeo găng tay và xách theo chiếc giỏ mây để quay lại với việc
tìm kiếm nấm. “Con chẳng lấy chồng đâu.” Rồi Du nghĩ tới căn bệnh hay cơn đau
âm ỉ trong cơ thể mình hay khoảng thời gian còn lại sống trên thế gian này.
Một
khoảng lặng kéo dài vừa đè nén lên cuộc trò chuyện của hai bố con.
“Vậy
điều ước của con là gì?” Ông nói trong lúc nhìn ngắm Du say sưa tìm kiếm nấm ở
những bờ bụi với thân gỗ mục rữa nằm ngổn ngang dưới chân đồi.
Du
ngừng tay. Cô có nên nói điều ước của mình hay không? Ông liệu có buồn? Nhưng
chẳng phải ông đã cưới bà Hạnh rồi ư? Vậy là, ông đã không còn thương và chờ
đợi mẹ Du quay trở về nữa.
“Bố
có đang hạnh phúc không?” Du hỏi thêm, “Với dì Hạnh đấy!”
Ông
muốn trả lời là ông rất hạnh phúc khi nhìn thấy Du lớn lên mỗi ngày. Nhưng khi
cô bé thêm vế câu hỏi phía sau, cổ họng ông nghẹn lại. Làm sao, ông có thể hạnh
phúc với một cuộc hôn nhân vốn dĩ không xuất phát từ tình yêu? Ông cưới bà Hạnh
vì nghĩ Du sẽ cần một người mẹ trong ít năm tới - ở cái lứa tuổi học sinh lớp
sáu, lớp bẩy khi cô bước vào giai đoạn của tuổi dậy thì. Nhưng ông đã không hề
biết rằng, Du đang oằn mình tự chống chọi với nỗi ưu tư trước khi thời điểm mà
ông lo lắng sẽ tới. Vì thế, ông gật đầu, “Có! Bố có hạnh phúc, Du à!”
Vậy
là trong ý thức của Du, ông Hà đang có một cuộc sống hạnh phúc, và điều ước của
cô cũng sẽ không khiến ông quá muộn phiền.
Du
ngẩng đầu, nhìn thẳng vào đôi mắt mệt mỏi của ông. “Con ước, giá như mình biết
mẹ đang ở đâu. Nếu vì một lí do nào đó mà không thể quay về tìm con, thì con sẽ
chủ động đi kiếm tìm mẹ.”
Ông
quá đỗi bất ngờ trước điều ước của Du. Và ông còn nên giấu nhẹm những điều về
người xưa – chuyện cũ?
Ông
nheo nheo mắt khi ngẩng đầu nhìn lên bầu trời trong xanh và có chút nắng ấm.
Ông nhớ người phụ nữ ấy – người đã từng thề nguyện sẽ dùng mạng sống của mình
để đánh đổi lấy cuộc sống an toàn và yên bình của ông.
Ngón
tay ông chỉ lên bầu trời. “Mẹ con đang ở trên thiên đường.”
Du
cũng nheo nheo mắt nhìn theo. Là một người theo Thánh giáo, Du phần nào hiểu
được ý nghĩa của lời nói kia. “Mẹ của con đã về bên Chúa ư?”
Ông
Hà gật đầu, “Mẹ con đã về với Chúa. Từ rất rất lâu! Vào cái ngày con còn chưa
đầy một tuổi.”
Du
sững người.
Vậy
ra, điều ước của cô cũng hóa hư không.
Chỉ
còn tro bụi,
Trước
mắt cô, chỉ còn tro bụi…
{ { {
0 Nhận xét